Máy quét mã vạch Thủ Dầu Một
1. Khái niệm máy quét mã vạch
- Máy quét mã vạch (còn gọi là máy đọc mã vạch, đầu đọc mã vạch…) là thiết bị dùng để giải mã và thu nhập mã vạch vào máy tính.
- Máy quét mã vạch được ứng dụng rộng rãi trong đời sống từ siêu thị, cửa hàng bán lẻ, nhà sách, bệnh viện tới các kho bãi và nhà máy hiện nay.
- Máy quét mã vạch còn được xem là phương thức nhập liệu ký tự tương tự như bàn phím của máy tính.
2. Phân loại các loại máy quét - đầu đọc
2.1. Phân loại theo công nghệ quét mã vạch
2.1.1. Máy quét mã vạch 1D
- Mã vạch 1D là mã vạch được cấu tạo từ các sọc dọc đen dài thon, xen kẽ các khoảng trắng, được sắp xếp theo chiều ngang.
- Máy quét mã vạch 1D thường được quét bằng công nghệ tuyến tính quét cắt ngang các sọc mã vạch.
- Công nghệ tuyến tính được sử dụng bằng tia laser, tia CCD hoặc bằng công nghệ chụp ảnh tuyến tính.
- Cách thức vận hành: máy quét mã vạch 1D sẽ chiếu ra chùm tia ánh sáng phát thẳng vào bề mặt chứa mã vạch cố định và mã hóa các sọc đen trắng của mã vạch thành các ký tự ASCII.
- Các loại mã vạch 1D thường gặp:
Code128, code39 thường dùng trong siêu thị hoặc shop hàng hóa.
UPC, EAN… thường được ứng dụng trong vận chuyển quốc tế.
2.1.2. Máy quét mã vạch 2D
- Mã vạch 2D là mã vạch được cấu tạo từ các ma trận vuông màu trắng đen trong khối tổng thể. Mã vạch 2D là ma trận điểm ảnh, với sức chứa dữ liệu lớn hơn mã vạch 1D rất nhiều.
- Máy quét mã vạch 2D được sử dụng bằng công nghệ chụp ảnh ma trận.
- Công nghệ chụp ảnh ma trận được sử dụng bằng camera.
- Cách thức vận hành: máy quét mã vạch 2D sẽ chụp ảnh mã vạch và đưa vào bộ xử lý trong máy để giải mã các ma trận thành các đoạn văn bản thuần túy.
- Các loại mã vạch 2D thường gặp:
Datamatrix, QR Code
PDF417
2.2. Phân loại máy quét mã vạch theo chức năng sử dụng
2.2.1. Dùng trong bán lẻ
- Các dòng máy quét mã vạch dùng trong bán lẻ thường là dạng phổ thông với các model cầm tay hoặc cố định để bàn.
- Các dòng máy quét này chủ yếu là sử dụng công nghệ laser. Ưu điểm công nghệ này là tốc độ quét nhanh chóng và chính xác. Nhân viên thu ngân chỉ cần 1 - 3 giây cho mỗi lần quét mã vạch sản phẩm.
- Các model máy quét mã vạch điển hình là: Zebra LS2208, Zebra LS1203, Zebra DS2208, Honeywell 1250G, Honeywell 1200G, Honeywell 1450G
2.2.2. Dùng trong kho bãi
- Các dòng máy quét mã vạch dùng trong kho bãi cần độ bền và tránh bụi cao. Vì kho bãi là nơi tập kết hàng của các nước, nên mã vạch quét chủ yếu là UPC hoặc EAN.
- Máy quét thường sử dụng công nghệ chụp ảnh 2D và PDF vì thông tin sản phẩm nhiều và độ sai số rất thấp. Tuy nhiên thời gian quét sẽ dài hơn vì phải định hình mã vạch nằm trong khoảng chụp ảnh.
- Vì đặc thù của kho bãi có diện tích rộng, để tăng tính tiện lợi thì sẽ kết hợp thêm công nghệ không dây như Radio hoặc Bluetooth.
- Các máy quét phù hợp: Zebra 8108, Zebra 8178, Zebra LI4278
2.2.3. Dùng trong công nghiệp
- Công nghiệp là môi trường tự động hóa rất cao, nên máy quét mã vạch phải có độ chính xác cao, quét nhanh và độ phủ quát rộng.
- Máy quét mã vạch thường được sử dụng công nghệ quét laser đa tia (tối đa 32 tia) hoặc chụp ảnh với độ chụp rộng.
- Đặc thù sử dụng băng chuyền tự động, nên máy quét thường được sử dụng ở dạng cố định, không di chuyển được.
- Các máy quét phù hợp: Zebra LI3608, Zebra LI3678
3. Phân biệt và ý nghĩa của máy quét mã vạch
- Để lựa chọn máy quét đúng dùng trong nhu cầu của người sử dụng thì người sử dụng phải biết những yêu cầu cần thiết để ứng dụng sau đây:
Code mã vạch được sử dụng?
Dùng trong môi trường nào?
Ứng dụng để làm gì?
- Công nghệ quét phụ thuộc vào mã quét. Ví dụ như dùng máy Zebra LS2208 để quét mã PDF217 thì sẽ không hoạt động.
- Độ dài tia quét. Ví dụ như Zebra LS2208 quét mã UPC với khoảng cách 43cm, trong khi đó LS1203 chỉ quét được với khoảng cách 21.50 cm.